Schema là gì? Kiến thức về Schema để nâng cấp Website
Schema là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO – bởi vì nó làm nổi bật thông tin có trên website, nhằm thu hút người dùng tốt hơn vào web của bạn. Schema còn giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung của trang web. Hãy cùng metaseo tìm hiểu chi tiết nh
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ seo là gì ? Top 9 dịch vụ SEO bất bại SEO Entity là gì? Xu hướng làm SEO năm 2022
Schema là gì?
Schema, hay là Schema markup, Schema.org, là một đoạn code html hoặc code javascript được quy định sẵn với nhiều thành phần dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc. Những công cụ tìm kiếm lớn như Google, Bing hay Yahoo đã cùng nhau phát triển Schema để hiểu các trang web tốt hơn.
Cùng một nội dung tìm kiếm tuy nhiên kết quả trả về sai mong muốn người dùng do Google Engine hiểu nội dung đó theo nhiều khía cạnh khác nhau. Schema chính là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể để Search Engine có thể hiểu chính xác nội dung mà website đang muốn đề cập đến, chủ đề nói đến,... để từ đó đưa ra các hiển thị đúng với mong muốn của người dùng.
Nguyên tắc chung của Schema
Việc triển khai Schema mang lại cho bạn cơ hội có được các đoạn mã chi tiết để đưa nội dung trang web lên đầu SERP. Do đó, muốn xây dựng Schema có cấu trúc đúng thì bạn phải chú ý đến những nguyên tắc chung do Google đưa ra. Sau đây là 2 nguyên tắc quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý:
Nguyên tắc về kỹ thuật
Công cụ:
Bạn chỉ nên sử dụng hai công cụ tìm kiếm được Google cung cấp, bao gồm:
- google.com/structured-data/testing-tool.
- Công cụ kiểm tra đường dẫn URL trong tính năng Search Console.
Kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của trang web bạn bằng công cụ của Google cung cấp
Định dạng:
Chỉ nên sử dụng 3 định dạng phổ biến nhất đó là:
- JSON-LD
- Microdata
- RDFa
Truy cập:
Bạn không được ngăn chặn Googlebot truy cập đến trang có dữ liệu bằng robots.txt, noindex hay bất kỳ 1 cách nào khác.
Nguyên tắc về chất lượng nội dung:
- Nội dung chính: Bạn phải mô tả chính xác, đầy đủ và cụ thể các nội dung, tuân theo nguyên tắc chung của Google. Bên cạnh đó, bạn không được đánh dấu nội dung không hiển thị cho người đọc hay các thông tin giả mạo và không liên quan.
- Mức độ liên quan: Bạn phải sử dụng những dữ liệu có cấu trúc để mô tả chính xác nội dung của trang web.
- Mức độ hoàn chỉnh của Schema: Các thông tin bắt buộc phải được điền đầy đủ và chính xác. Bạn cung cấp được càng nhiều thuộc tính được đề xuất thì website sẽ hiển thị tốt hơn cho người dùng.
- Vị trí đặt Schema: Bạn đặt dữ liệu có cấu trúc trên trang mà dữ liệu đó mô tả và đặt schema trên các trang trùng lặp nhau về nội dung.
- Tính cụ thể: Bạn cần sử dụng các loại thuộc tính và tên thuộc tính cụ thể nhất được xác định bởi schema.org. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những nguyên tắc do Google quy định trong thư viện tìm kiếm.
- Hình ảnh: Nếu bạn đánh dấu một hình ảnh trong cấu trúc trang thì những hình ảnh đó phải hiển thị trên giao diện của người dùng.
- Đánh dấu nhiều phần tử trên một trang: Google cho phép sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc nhiều phần tử trên trang, chỉ cần dữ liệu đó có liên quan đến nội dung của trang.
Schema ảnh hưởng thế nào đến SEO & công cụ tìm kiếm?
Schema Markup, với những gì Google công bố, không phải là yếu tố xếp hạng. Tuy nhiên, không nên tin tưởng hết vào những gì Google nói vì họ phải giữ bí mật về thuật toán mình.
Cùng metaseo tìm hiểu những điểm sau để hiểu thêm về sự tác động của Schema Markup đến SEO nhé:
CTR (Click Through Rate - Tỷ lệ nhấp)
Schema Markup có thể không phải một yếu tố xếp hạng (theo Google), nhưng nó chắc chắn có thể giúp xếp hạng (ít nhất là gián tiếp). Bất kỳ thay đổi nào xảy ra với kết quả tìm kiếm sẽ có tác động trực tiếp đến CTR. Thay đổi tiêu cực sẽ làm giảm CTR, ngược lại những thay đổi tích cực sẽ tăng CTR.
Lượt CTR cao hơn cũng khiến thứ hạng website của bạn cao hơn. Nếu nhiều người click vào trang của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm, Google sẽ nhận được tín hiệu cho thấy rằng người dùng muốn đọc nội dung của bạn.
Để đáp ứng nhu cầu đó, Google sẽ xếp hạng bài viết của bạn cao hơn để nhiều người có thể xem nó. Tuy nhiên, vì điều này xảy ra liên tục, nên đừng mong đợi bài viết của bạn sẽ giữ thứ hạng lâu.
Ngày mai, đối thủ cạnh tranh có thể sẽ thay đổi tiêu đề content để CTR của họ cao hơn bạn. Tất nhiên, với một công cụ liên tục cập nhật như Google, thứ hạng sẽ lại được thay đổi.
Trong khi đó, Schema Markup có thể giúp đẩy CTR nhờ ưu điểm dễ dàng truy xuất, hiển thị và phân tích của nó. Thông qua Schema, Google sẽ kiểm tra thông tin của trang chính xác và nhanh hơn rất nhiều lần, từ đó tăng CTR cho trang.
Sự ưu tiên
Mặc dù nói rằng Schema Markup ảnh hưởng đến xếp hạng. Bạn vẫn nên ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến trang và SEO trước khi sử dụng nó.
Tuy Schema Markup ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web, bạn vẫn cần ưu tiên giải quyết các vấn đề đến trang và SEO trước khi sử dụng nó. Bạn cần đảm bảo yếu tố quan trọng như nghiên cứu từ khóa, tối ưu nội dung, SEO Onpage,... và nó nên được hoàn thiện trước khi thêm Schema vào trang.
Tạo sao nên ưu tiên các yếu tố đó trước? Bởi vì Google cho biết họ hiểu nội dung cần thiết để hiện snippet (đoạn trích) cho người dùng dù cho có hay là không có Schema.
Ví dụ: Nếu có một số HTML với 5 sao và đoạn văn bản “Đánh giá: 4.7 – 24 bình luận”. Google tự phán đoán và trích snippet đoạn đánh giá của bạn mà không cần sự trợ giúp của Scheme (hay structured data).
Tuy nhiên, nếu bạn muốn những bài đánh giá có cơ hội hiển thị cao hơn thì Schema Markup chắc chắn sẽ có ích.
Vai trò trong đoạn Schema là gì?
Ngày nay, Schema là yếu tố được rất nhiều người làm SEO quan tâm vì nó mang lại những giá trị và ý nghĩa quan trọng. Vậy rốt cuộc việc sử dụng Schema sẽ mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng metaseo tìm hiểu vai trò của đoạn dữ liệu này nhé.
Đối với người dùng
Sử dụng cấu trúc Schema giúp website của bạn dễ dàng tạo ấn tượng với người dùng và cung cấp một số thông tin hữu ích. Điều này có nghĩa là lượng traffic sẽ đổ về trang nhiều hơn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngày nay, có nhiều loại Schema tương ứng với các cách hiển thị website khác nhau trong kết quả tìm kiếm.
Đối với website
Nếu bạn dùng dữ liệu Schema một cách hiệu quả sẽ làm nổi bật các thông tin quan trọng của website, khiến trang web của bạn nổi bật hơn. Thông qua đó, nhiều người sẽ truy cập vào website làm tăng lỉ lệ CTR và giúp kiểm soát cách hiển thị của rich snippet.
Đối với công cụ tìm kiếm
Schema là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể để search engine hiểu được nội dung, chủ đề trên trang web.Từ đó, công cụ tìm kiếm sẽ thu thập thông tin và giải thích các nội dung có trên trang nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, Schema còn hỗ trợ các bộ máy tìm kiếm, phân loại và index nội dung.
Nếu không có Schema thì website của bạn sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.
5 Plugin Schema tốt nhất năm 2023
Sau khi biết được vai trò của Schema là gì, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết rằng mình nên cài những loại Plugin Schema nào. Hãy xem qua và lựa chọn xem loại Plugin nào phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình nhé.
Schema Pro
Schema Pro là gói chức năng mở rộng chạy trên WordPress, giúp bạn tạo dữ liệu có cấu trúc dạng json. Đây là một trong những plugin được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì hỗ trợ việc thêm các đoạn Rich Snippets vào trang web khá nhanh chóng và dễ dàng. Những hữu ích mà Schema Pro sẽ mang lại cho bạn gồm:
- Bài review (nhạc, phim, sách,…)
- Công thức (Recipes): Hiển thị các thông tin quan trọng của một bài blog ẩm thực như tên món ăn, thành phần,…
- Đánh giá (Review): Hiển thị các thông tin đánh giá, xếp hạng cho một sản phẩm.
- Sự kiện (Event): Hiển thị các thông tin quan trọng của sự kiện như thời gian, địa điểm
- Sản phẩm: Cung cấp cho người tìm kiếm thông tin chi tiết về những gì bạn đang bán.
- Thông tin nghề nghiệp: Thêm dữ liệu có cấu trúc vào trang Tin tuyển dụng để nhận được nhiều ứng viên phù hợp.
WP Review Plugin
Đây là plugin được sử dụng để đánh giá các nội dung một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. WP Review rất phù hợp với những website thương mại điện tử hay những bạn làm blogger vì có thể tối ưu hóa tương tác và đánh giá về các sản phẩm, dịch vụ,… Những ưu điểm của plugin này bao gồm:
- Đa dạng đánh giá: Từ đánh giá sao, đánh giá theo điểm số, đánh giá phần trăm
- Có nhiều tùy chọn thay đổi style yêu thích
- Plugin khá nhẹ, dễ sử dụng và không làm chậm trang web của bạn
- Tương thích với hầu hết các chủ đề WordPress (cả miễn phí và trả phí)
- Bạn có thể tùy chỉnh được đánh giá trên tranh nhanh chóng
All in One Schema Rich Snippets
Để khám phá Schema là gì? và cách sử dụng thì All in One Schema Rich Snippets sẽ là 1 plugin miễn phí và khá đơn giản để sử dụng. Mặc dù, không có nhiều thiết kế đa dạng nhưng plugin này vẫn cung cấp đầy đủ những điều cơ bản nhất của Schema chi tiết cho website của bạn. Dưới đây là những điều mà plugin này mang lại cho bạn:
- Cho phép người dùng sử dụng miễn phí với những tính năng cơ bản nhất.
- Dễ dàng thao tác và sử dụng.
- Giúp người dùng xem trực tiếp bản hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google.
Schema and Structured Data for WP & AMP
Đây là một trong những plugin được đánh giá cao tại thời điểm hiện tại. Ngoài những tính năng đa dạng, được sử dụng như một công cụ để check các đoạn mã của Google, plugin này khá dễ sử dụng. Tuy nhiên, để sử dụng các hỗ trợ cao cấp hơn, bạn sẽ phải tốn phí. Những điểm độc đáo của dữ liệu Schema and Structured Data gồm:
- Liệt kê các bước hướng dẫn trong bài viết của bạn để làm nổi bật trong Rich Snippets
- Khi bài viết của bạn ở định dạng câu hỏi và câu trả lời, bạn có thể làm nổi bật những câu này trong Rich Snippets
- Thêm thông tin chi tiết về âm thanh bạn tải lên như ngày tải lên, thời lượng, ...
WP SEO Structured Data Schema
Plugin Schema cuối cùng mà chúng tôi gợi ý cho bạn đó là WP SEO Structured Data Schema. Đây là một plugin được đánh giá khá cao và hoàn toàn miễn phí. Mặc dù, không trả phí nhưng plugin này lại có khá đầy đủ những tính năng cơ bản để Schema Markup và xây dựng Rich Snippets. Những điều tuyệt vời của WP SEO Structured Data Schema:
- Hỗ trợ một số loại Schema như: organizations, local businesses, videos, events, and ratings
- Tự động chèn Schema cho tất cả các trang, bài đăng, tác giả .
- Cung cấp đầy đủ các Schema phổ biến của Google như: Breadcrumb, Sitelink Search Box, ..
- Bạn có thể thêm tọa độ địa lý, logo, mô tả doanh nghiệp, giờ làm việc
- Tích hợp với Schema App Tools để tự động triển khai nội dung tùy chỉnh.
Hướng dẫn tạo Schema cho website
Để có thể cài đặt Schema cho website chúng ta cần biết code hoặc nhờ đội lập trình website hỗ trợ. Tuy nhiên, có một giải pháp đơn giản đó là sử dụng plugin cho các nền tảng CMS phổ biến như WordPress, Magento, drupal,…Sau đây là một số hướng dẫn tạo Schema đơn giản cho website mà bạn cần biết
Hướng dẫn tạo Schema pro cho WordPress
Schema Pro sử dụng khá đơn giản, dễ dàng để tạo ra các loại dữ liệu có cấu trúc khác nhau theo đúng chuẩn của Google. Việc cài đặt plugin này cũng giống như các plugin quen thuộc khác trên WordPress. Các bước cài đặt của Schema pro gồm:
- Bước 1: Đăng nhập vào WordPress và “Plugin” -> “Cài mới”
- Bước 2: Bấm chọn “Tải plugin lên”
- Bước 3: Chọn đến file cài đặt của Schema Pro
Thiết lập dữ liệu cho Schema tại các trang
Đầu tiên, bấm Configuration -> General. Tại đây, bạn phải điền 2 mục
- Site Logo: Bạn phải chọn logo cho website của mình.
- This Website Represent a: Nếu website bạn là cá nhân bạn sẽ chọn Person, còn nếu là web doanh nghiệp hay tổ chức… thì chọn Company
Social Profile
Bạn nên điền đầy đủ, chính xác các dữ liệu của những kênh mạng xã hội hiện có.
Corporate Contact
Đây là nơi bạn điền các thông tin liên lạc của mình, bắt buộc phải điền là Contact Type (loại liên lạc là kỹ thuật, bán hàng, lễ tân, khẩn cấp…) và Telephone (số điện thoại liên lạc).
Other Schema
Mục này để điền các thông tin khác về website như About Page, Contact Page,Select Menu for Sitelinks Schema( Lựa chọn Menu mà bạn muốn hiển thị lên Sitelinks trong kết quả tìm kiếm), Enable Breadcrumb schema và Enable Sitelinks Search Box.
Advanced Settings
Phần cài đặt nâng cao thì cài đặt các phần như sau:
- Enable Test Schema Link in Toolbar: Bạn nên chọn yes để hiện nút test schema nhanh cho các trang trên website của bạn
- Display Schema Pro Menu Under: Hiển thị Schema Pro tại đâu trong phần quản trị website, nếu bạn thích đặt nó ở chỗ nào khác thì điều chỉnh, còn nếu không có thể bỏ qua.
- Add Schema Code In: Đặt code của Schema tại phần header hay footer của website.
Cài đặt Schema
Bạn phải cài đặt chung cho các loại dữ liệu có cấu trúc mà Schema Pro hỗ trợ như sau:
- Bấm Add new schema
- Sau đó, bạn lựa chọn loại Schema phù hợp, và ấn Next.
- Tại Target Pages bạn sẽ chọn phạm vi áp dụng của loại Schema này.
- Hoàn thành phần setup.
Bước tiếp theo bạn cần thiết lập các trường thông tin cho loại Schema vừa cài đặt. Bên cạnh đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ và tra cứu trong thư viện schema.org để biết nên cài đặt các trường thông tin thế nào cho phù hợp.
Cách kiểm tra Schema markup của website
Để kiểm tra và đánh giá xem dữ liệu schema.org đã được đánh dấu hay gặp phải vấn đề gì không? Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng công cụ dữ liệu có cấu trúc của Google. Dưới đây là các bước tham khảo giúp bạn thực hiện kiểm tra :
- Bước 1: Truy cập trang công cụ của Google. Sau đó các bạn nhập địa chỉ (link) bài viết hoặc domain mà bạn muốn từ mục “TÌM NẠP URL” và click vào “CHẠY THỬ NGHIỆM “.
- Bước 2: Sau khi quá trình nạp và phân tích Schema hoàn tất. Hệ thống sẽ trả về kết quả lược đồ Schema trong URL của bạn. Các dữ liệu càng nhiều và đầy đủ thì chứng tỏ website của bạn được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm dễ hiểu được nội dung của web bạn.
Đặc biệt, các bạn cần lưu ý một số điểm như ở mục “Lỗi” và mục ” Cảnh báo”. Nếu xuất hiện lỗi hoặc cảnh báo, hãy click vào từng mục và tiến hành xử lý khắc phục.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Schema là gì? mà metaseo tổng hợp và cung cấp cho bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được những kiến thức có giá trị để hoàn thiện website của mình một cách tốt nhất. Nếu bạn cần giải đáp và tư vấn chi tiết , hãy truy cập ngay thông tin liên hệ dưới đây.
Reviews Đánh giá
0 đánh giá