09.663.98.663 metaseo.infor@gmail.com

SEO là gì? Chia sẻ kiến thức SEO cho người mới

META SEO 2 năm trước 201 lượt xem
Facebook LinkedIn Pinterest Twitter

Với những người mới bắt đầu theo nghề SEO, kiến thức nền tảng là vô cùng quan trọng. Khi có kiến thức về SEO, website của bạn sẽ tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Ở bài viết này, metaseo sẽ giải đáp cho bạn SEO là gì?

Có thể bạn quan tâm:

Tất tần tật về SEO Onpage 2022 Bắt đầu SEO Website dành cho người mới

    SEO là gì?
    SEO (Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là một quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm giúp người dùng có thể tìm thấy trang web dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.
    Kết quả quan trọng nhất của việc làm SEO là thứ hạng website đứng thứ bao nhiêu trên thanh công cụ tìm kiếm. Điều này cũng tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao cho sản phẩm đó ở vị trí nổi bật nhất và dễ dàng thấy nhất.
    2 Yếu tố quyết định thành công trong triển khai SEO chính là:

    • SEO Onpage

    • SEO Offpage

    SEO onpage là gì?
    SEO Onpage là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên trang web, các trang con và được lặp lại nhiều lần khi đăng các bài viết mới. Mục đích là cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả của các công cụ tìm kiếm.
    Tối ưu Onpage là gì?
    Ngược lại với SEO Offpage, SEO Onpage là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.
    Tuy nhiên, chiến thuật SEO hoàn hảo nhất vẫn là kết hợp thành thạo cả hai phương pháp SEO Offpage và SEO Onpage. Nếu bạn đang muốn nâng cao và nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng SEO, thì các khóa học SEO chuyên sâu là thứ bạn nên thử, Entity Mastermind là khóa học tiêu biểu, cần thiết cho bạn ngay lúc này.
    SEO Offpage là gì?
    SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết (link building), marketing trên các kênh social media, social media bookmarking, … giúp website lên top Google, kéo về hàng nghìn traffic.
    Trong cả 3 yếu tố (link building, social media marketing, social media bookmarking) và các yếu tố ảnh hưởng khác, SEO backlinks là yếu tố quan trọng nhất.
    Yếu tố này có ảnh hưởng nhiều nhất tới thứ hạng từ khóa và website của bạn trong bộ máy tìm kiếm.
    Các backlinks này hoạt động như là một phiếu bầu cho nội dung blog/website của bạn. Càng nhiều phiếu bầu chất lượng, website bạn càng có khả năng xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
    Quá trình xây dựng và tìm kiếm các backlinks được gọi là link building (xây dựng liên kết). Việc bạn SEO Web thành công hay không chính là nhờ vào các chiến lược link building “chất”.
    SEO Offpage được đánh giá là kỹ thuật tốn nhiều thời gian. Bởi vì, trong quá trình xây dựng và tìm kiếm backlink tạo ra phiếu bầu chất lượng cho website, nếu không làm đúng với quy định của Google, website của bạn có thể bị phạt vì mưu đồ liên kết và vi phạm nguyên tắc quản trị trang web. Ngoài Onpage và Offpage thì Technical SEO và Entity cũng là những yếu tố thúc đẩy thứ hạng tổng thể cho website không thể không nhắc đến.
    Tầm quan trọng của SEO trong Marketing


    Ngày nay, tất cả thông tin người dùng tìm kiếm đều nằm trên internet. Việc internet ngày càng phát triển khiến hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi theo, từ việc mua hàng trực tiếp, người tiêu dùng đã làm quen dần với hành vi mua hàng trực tuyến trên internet nhiều hơn.
    SEO giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng 
    Trong quá trình mua hàng hoặc tìm kiếm các thông tin liên quan tới sản phẩm/dịch vụ người tiêu dùng chắc chắn sẽ thực hiện các truy vấn tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Lúc này, nếu bạn SEO Website của bạn đủ tốt, xuất hiện trên SERP (bảng xếp hạng tìm kiếm) thì bạn sẽ có cơ hội kiếm được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
    SEO giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu 
    Nếu ở kinh doanh truyền thông, bạn cần có một cửa hàng với vị trí đẹp, nhiều người qua lại để thu hút khách hàng thì trong kinh doanh online, các công cụ tìm kiếm cũng vậy. Có hàng ngàn người dùng truy vấn tìm kiếm ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp mỗi ngày. Nếu bạn không thể xuất hiện trên bảng xếp hạng tìm kiếm cũng giống như bạn không có một vị trí đẹp trong kinh doanh truyền thống.
    SEO hỗ trợ tối ưu chi phí tiếp cận khách hàng
    Việc SEO Website của bạn tốt sẽ thực sự giúp bạn tiết kiệm chi phí, thu hút hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày.
    Ví dụ khi sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Adwords, bạn có thể bán được 50 sản phẩm với 1000 lượt người truy cập mỗi ngày, nhưng với việc SEO tốt bạn không mất thêm bất kỳ chi phí quảng cáo nào nữa. Thật tuyệt vời phải không nào?
    SEO giúp bạn hiểu khách hàng hơn


    Việc cung cấp những thông tin thực sự hữu ích đến khách hàng mục tiêu chính là quan trọng nhất trong quá trình tối ưu công cụ tìm kiếm. Để có thể làm tốt điều này, bạn cần phải hiểu rất rõ chi tiết về hành vi, mong muốn của khách hàng mục tiêu để từ đó tạo ra những nội dung chất lượng cao thỏa mãn khách hàng. Quá trình nghiên cứu này sẽ giúp bạn có một bức tranh rõ ràng nhất về chân dung khách hàng của mình.
    SEO hoạt động như thế nào?
    Làm SEO nghĩa là các hoạt động tối ưu hóa trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm mà bạn muốn xếp hạng ví dụ như: Google, Yahoo, Bing hay Yandex, Baidu, Yahoo…
    Mỗi công cụ tìm kiếm lại có những thuật toán khác nhau để giúp xác định kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng.

    Các bộ phận của công cụ tìm kiếm
    Để có thể hoạt động và đưa ra kết quả từ những từ khóa truy vấn của người dùng, công cụ tìm kiếm chia thành 3 bộ phận cơ bản.

    • Bộ phận thu thập dữ liệu: đối với Google thì được gọi là Google Spider, là một chương trình dò quét để nhận biết những website mới, những thay đổi của các website hay những liên kết không tồn tại để tạo nên những chỉ mục chính xác trên internet.

    • Bộ phận lập chỉ mục: thông qua cơ sở dữ liệu thu thập được, bộ phận này sẽ xây dựng các từ khóa, cụm từ khóa, các website và những thông tin liên quan đến một lĩnh vực nhất định nào đó.

    • Bộ phận xử lý – Tính toán: phần này sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm đưa ra bảng kết quả khi người dùng truy vấn một từ khóa nào đó. Thứ hạng của một website sẽ được quyết định bởi khoảng 200 yếu tố khác nhau, và quan trọng nhất chính là nội dung và chất lượng của website cũng như những liên kết trỏ về website đó.

    Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào

    • Quét dữ liệu, lấy danh sách: Công cụ tìm kiếm sẽ dò quét và lấy dữ liệu từ tất cả các website. Các công cụ tìm kiếm sẽ nhận dạng nội dung của các website này thông qua, các thẻ tiêu đề, meta tag, liệt kê từ khóa có trong website và hệ thống của nó để đưa ra kết quả cho người dùng khi tìm kiếm liên quan sau này

    • Xây dựng chỉ mục: Sau khi công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ website của bạn xong nó sẽ lưu vào hệ thống thông tin của mình. Quá trình này thường được nhắc đến bằng thuật ngữ Index, chỉ sau khi hoàn tất thì website của bạn mới có thể xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm khi truy vấn. Nếu công cụ tìm kiếm của bạn chưa tạo chỉ mục, website của bạn chưa thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng

    • Xử lý dữ liệu: Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ xử lý các dữ liệu đã lưu lại, so sánh cụm từ được truy vấn với các trang web đã lưu trong hệ thống cơ sở dữ liệu khổng lồ của nó.

    • Tính toán độ liên quan: Công cụ tìm kiếm sẽ tính toán độ liên quan giữa cụm từ truy vấn với các trang web đang so sánh, để có thể chọn lọc ra những website phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm của người dùng

    • Trả về kết quả: Cuối cùng, công cụ tìm kiếm sẽ trả về bảng kết quả những website có độ tương ứng cao nhất và phù hợp nhất với từ khóa truy vấn, hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Các trang web ở vị trí càng cao trong bảng này chính là những trang web có chất lượng tốt nhất trong lĩnh vực của từ khóa được tìm kiếm. Đây cũng chính là mục tiêu của tất cả những người làm SEO

    Có thể rút ra rằng SEO chính là một tập hợp những hoạt động, kỹ thuật nhằm hướng đến việc đưa website của doanh nghiệp lên thứ hạng cao nhất trong bảng kết quả tìm kiếm của từ khóa nào đó.
    Việc SEO giỏi đòi hỏi kiến thức sâu rộng, kỹ thuật cao và đặc biệt nhất là hệ thống tài nguyên đắt đỏ mà không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, SEO mang những tiềm năng vô cùng to lớn, kiếm cho các doanh nghiệp hàng ngàn khách hàng tiềm năng khi website của doanh nghiệp lên đầu trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
    Lưu ý quan trọng dành cho người mới học SEO
    Lập kế hoạch


    SEO Website hay các lĩnh vực khác đều cần có những kế hoạch cụ thể trong cả ngắn và dài hạn bao gồm: 

    • Mục tiêu (SEO Audit, mở rộng chủ đề,...)
    • Hạng mục thực thi chi tiết
    • Ngày triển khai
    • Người thực hiện
    • Nghiên cứu từ khóa

    Nghiên cứu từ khóa chính là bước đầu tiên trong quy trình trong quy trình SEO. Nó rất quan trọng vì khi bạn tìm được từ khóa chính, từ khóa phụ, bạn mới có thể triển khai bài viết, đi sâu và phát triển lên bảng xếp hạng tìm kiếm
    Và việc tìm kiếm từ khóa liên quan nên luôn được cập nhật để phục vụ cho các bước SEO tiếp theo, khoảng 2 tuần 1 lần. Nếu bạn làm việc với đội sale, hãy thu thập thông tin từ họ để biết nội dung/chủ đề nào thường được đề cập đến trong các cuộc họp với khách hàng. Từ đây bạn có thể nhận ra những insight khác nhau từ việc tìm kiếm từ khóa truyền thống.
    Lưu ý: Khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, ngoài những từ khóa chính cần SEO, bạn cũng nên tìm kiếm thêm về:

    • Semantic Keyword: Việc tối ưu theo Semantic Search sẽ giúp cả người dùng và Google hiểu rõ nội dung bạn muốn truyền tải, từ đó đánh giá website cao hơn.
    • Ý định tìm kiếm (Search intent)
    • Việc Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI keyword)
    • Từ khóa đuôi dài (Long tail keyword)

    Sáng tạo và cập nhật Content mỗi tuần


    Các nội dung mới liên tục được người dùng cập nhật và thay đổi trên thanh tìm kiếm. Chính vì vậy, bên cạnh việc bổ sung những bài viết phù hợp với insight của khách hàng, doanh nghiệp cũng cần xem lại bài viết cũ đã xuất bản trong khoảng 6 tháng đổ lại để cập nhật nội dung mới, hoặc thực hiện tối ưu hóa bài viết chuẩn SEO hơn.
    Xây dựng liên kết nội bộ và ngoại bộ
    Chất lượng backlink là chìa khóa trong làm SEO, là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạng của website trên thanh công cụ tìm kiếm Google và các công cụ tìm kiếm khác.
    Hãy luôn quan tâm đến độ uy tín và lành mạnh của các liên kết, để nhằm đảm bảo những người truy cập vào website đều là những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp
    Thiết kế, nâng cấp UX UI của website liên tục
    Website ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào. Bạn có thể sử dụng bản đồ nhiệt (heatmap) để nhận biết đặc điểm điều hướng của người dùng. Chẳng hạn như vùng mắt người dùng tập trung nhiều nhất, vùng người dùng click vào nhiều nhất để cập nhật vị trí banner, button chiến lược của công ty một cách hài lòng người dùng nhất nhé!
    Báo cáo, đánh giá lại dựa trên kế hoạch đã đặt ra
    Báo cáo giúp chúng ta định vị những phòng ban khác trong công ty liên quan đến công việc SEO mà chúng ta đang phát triển. Để từ đó có thể mang lại so sánh thú vị về kết quả đã đạt được.
    Vậy, thông tin cần phải trình bày trong báo cáo SEO là gì? Cùng tôi điểm qua nhé!

    • Số lượng khách truy cập duy nhất

    • Tăng trưởng so với tháng trước

    • Những trang được truy cập nhiều nhất

    • Ranking mới

    • Phần trăm tỷ lệ chuyển đổi bài viết

    • Với các khách hàng

    • Liên kết mới

    Nếu bạn là agency và cần phải báo cáo kết quả, hãy tập trung vào những số liệu mang lại kết quả thật mà khách hàng mong đợi. Ví dụ như traffic hoặc tỷ lệ chuyển đổi nhé. Hãy theo dõi kết quả để đề đạt lại những mục tiêu mới mà công ty có thể sẽ đạt được trong tương lai nhé!

    Trên đây là một số kiến thức về SEO dành cho người mới bắt đầu. Kiến thức về SEO vô cùng rộng lớn, buộc chúng ta phải có kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm để nâng cao hàng ngày. Hy vọng metaseo đã cung cấp những điều bổ ích, có giá trị dành cho bạn, để bạn tự tin đến với nghề SEO - một ngành không hề dễ dàng nhưng vô cùng tiềm năng dành cho mọi người!!!
     

    Share

    Tin liên quan

    Reviews Đánh giá

    0/5

    0 đánh giá

    1
    0 đánh giá
    2
    0 đánh giá
    3
    0 đánh giá
    4
    0 đánh giá
    5
    0 đánh giá